Nghi thức tang lễ Thời_kỳ_Mycenae

Lưỡi dao găm được trang trí cá heo bằng vàng, được tìm thấy tại di chỉ nghĩa trang Prosymna, khoảng 1500 BCE

Cách mai táng thông thường vào thời Helladic muộn là chôn cất. Người chết được an táng bên dưới nhà của mình hoặc bên ngoài khu vực dân cư trong các nghĩa địa, thỉnh thoảng trong một nấm mồ (θόλος / thólos / tumulus). Cách thức này xuất xứ từ những thời kỳ sơ khai nhất khi người Ấn-Âu định cư tại Hy Lạp, và nguồn gốc của nó được tìm thấy trong văn hóa của Balkan vào thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên, thậm chí cả văn hóa Kurgan. Các lăng mộ riêng rẽ có dạng mộ khoét (cist), được phủ bằng đá. Đồ táng xuất hiện ở vào thời LH I, không xuất hiện trong những thời kỳ sớm hơn. Cũng bắt đầu từ thời kỳ Helladic muộn (LH – Late Helladic) người ta thấy các mộ công cộng có dạng hình chữ nhật. Rất khó để có thể khẳng định các kiểu mai táng khác nhau thể hiện sự phân hóa xã hội như suy nghĩ trước đây, với tholoi là mộ của tầng lớp cai trị bên trên, các ngôi mộ riêng lẻ là của tầng lớp khá giả, còn các ngôi mộ công cộng là của tầng lớp dân chúng. Hình thức hỏa táng gia tăng trong suốt thời kỳ này và trở nên khá thông dụng vào giai đoạn LH III C. Đây có lẽ là bằng chứng về sự nhập cư của một tộc người mới ở Hy Lạp. Các lăng mộ đáng chú ý nhất thuộc thời đại Mycenaean là các lăng mộ hoàng gia lớn ở Mycenae, chắc chắn là dành cho gia đình hoàng gia của thành phố. Nổi tiếng nhất là lăng mộ của Agamemnon (kho tàng của Atreus), có dạng tholos. Gần đó là các ngôi mộ khác (gọi là "vòng A"), được biết tới với Clytemnestra và Aigisthos. Tất cả đều chứa các kho báu nguy nga, được khai quật bởi Schliemann khi khai quật Mycenae. Một vòng nghĩa địa thứ hai ở Mycenae, gọi là vòng nghĩa địa B, tồn tại sớm hơn vòng A, bị bỏ hoang vào thời MH III. So với vòng nghĩa địa sau này (A), vòng B cho thấy sự kết tinh sớm của sự mai táng tập thể cao cấp. Có những ý kiến cho rằng có thể đã có các Triều đại hay bè phái khác nhau đã tranh chấp với nhau thể hiện qua sự mai táng rõ ràng, trong đó vòng nghĩa địa A cho thấy một bè phái mới lên nắm quyền (vào lúc này, sự mai táng "B" vốn khá giàu có và vững chắc đã suy thoái). Các "tholoi" Mycenaean có thể cho thấy một phe phái mới, hay là cách mai táng theo nghi lễ hơn của phe phái trước đây mai táng ở A. Tuy nhiên, có một sự gia tăng thấy rõ về kích cỡ tương đối, chi phí tiêu tốn, sự giàu có và tầm nhìn trong việc xây dựng các nghĩa trang này trong suốt thời kỳ, trùng khớp với sự gia tăng trong giao dịch và thông thương với bên ngoài và sự củng cố hơn của nền kinh tế.